16 Dấu hiệu để tự đánh giá năng lực lãnh đạo của bản thân
Khả năng tự đánh giá năng lực lãnh đạo của bản thân không những ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của chính mình mà còn có tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 16 dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn tự đánh giá năng lực lãnh đạo của bản thân nhằm phát triển khả năng tiềm ẩn.

Những dấu hiệu giúp bạn tự đánh giá năng lực lãnh đạo của bản thân
1/ Khả năng lãnh đạo
Năng lực lãnh đạo quản lý là yếu tố quan trọng để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba. Tố chất lãnh đạo được hình thành và tập luyện qua thời gian. Để trở thành một “chuyên gia” trong quá trình lãnh đạo, các nhà quản trị cần phải xây dựng cho mình các tiêu chuẩn tự đánh giá năng lực lãnh đạo quản lý. Đạt đến kỹ năng lãnh đạo kiệt xuất sẽ giúp nhà lãnh đạo khiến mọi người tâm phục khẩu phục và đạt hiệu quả công việc cao.
2/ Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm chuyên môn là thước đo hiệu quả để tự đánh giá năng lực lãnh đạo của bản thân. Với những kinh nghiệm lĩnh hội trong công việc lẫn cuộc sống sẽ giúp các nhà lãnh đạo hoàn thành mục tiêu và có cơ hội “bay cao bay xa” hơn. Tuy nhiên, kinh nghiệm cần được trau dồi từng ngày nhằm phát triển tính lý trí, sáng suốt của các nhà quản trị khi đối diện với thử thách, khó khăn.
3/ Kỹ năng giao tiếp
Nhà quản trị có thể tự đánh giá năng lực lãnh đạo của bản thân thông qua kỹ năng giao tiếp. Để trở thành một quản lý đa năng, phát triển kỹ năng giao tiếp là điều cần thiết để hỗ trợ quá trình phát triển đội ngũ. Cách truyền tải thông tin tốt đến đội nhóm giúp tìm tiếng nói chung, xây dựng teamwork hiệu quả hơn để luôn hoàn thành công việc, chinh phục các mục tiêu. Những thông điệp được truyền tải phải sinh động, rõ ràng. Khéo nói là kỹ năng mềm mà bất cứ ai khi muốn bước lên vị trí cao hơn đều cần trau dồi.

Sự thành thạo trong việc giao tiếp bằng lời rất quan trọng
4/ Kiến thức trong đánh giá năng lực quản lý
Nếu kinh nghiệm là điều kiện cần, thì kiến thức chuyên ngành là điều kiện đủ giúp nhà lãnh đạo phát triển toàn diện năng lực lãnh đạo và quản lý với mục đích phục vụ cho công việc. Năng lực chuyên môn của một người khó có thể đo lường một cách chính xác, vậy nên những chứng chỉ, bằng cấp là những tiêu chuẩn đánh giá rõ nhất kiến thức đối với lĩnh vực. Kiến thức có thể được cải thiện bằng việc trau dồi, tham khảo tài liệu và các khóa học liên quan đến chuyên môn của mình.
5/ Khả năng quản lý và hệ thống công việc
Nhà quản lý sẽ không được xem là có khả năng lãnh đạo nếu họ không có khả năng quản lý và hệ thống công việc hiệu quả. Người đứng đầu được xem là đầu tàu, nếu không vận hành tốt, hệ lụy kéo theo sự trì trệ của cả đoàn tàu mà những nhân viên có vai trò là toa tàu. Đã từng có không ít nhà lãnh đạo loay hoay tìm cách hệ thống hóa cách thức quản lý nhân viên của mình. Hiện nay có rất nhiều công cụ giúp doanh nghiệp kiểm soát điều đó một cách dễ dàng. Với công cụ quản lý hiệu quả công việc, L & A hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập một hệ thống quản lý nhân lực khoa học, tạo sợi dây kết nối giữa nhân viên và mục tiêu của doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm dịch vụ Tư vấn xây dựng hệ thống quản lý nhân lực
6/ Quản lý thời gian
Quản lý thời gian cũng là một trong những tiêu chí trọng tâm để tự đánh giá năng lực lãnh đạo của bản thân trong công việc. Đúng người đúng việc là yếu tố rất quan trọng. Việc phân chia công việc hợp lý không những giúp giảm áp lực lên nhân viên, giúp họ đáp ứng tốt công việc mà còn có ảnh hưởng tích cực đến cá nhân nhà lãnh đạo bởi họ biết cách ưu tiên sắp xếp thứ tự công việc, làm việc có trình tự, hợp lý. Khi quản lý tốt thời gian, nhà quản lý có thể giúp hệ thống hoạt động trơn tru, hiệu quả.

Quản lý biết kiểm soát thời gian giúp cho mọi thứ hoạt động hiệu quả
7/ Thể hiện mức độ uy tín của bản thân
Mắt xích không kém phần quan trọng của quá trình tự đánh giá năng lực lãnh đạo của bản thân là sự uy tín. Trong môi trường công sở, chữ tín luôn được đề cao. Người xưa có câu: một lần bất tín, vạn lần bất tin. Việc nhận được sự tín nhiệm của mọi người sẽ giúp nhà lãnh đạo tự tin hơn trong việc đưa ra quyết định. Độ tin cậy cao sẽ khiến nhà lãnh đạo nỗ lực hơn trong việc cam kết hoàn thành công việc và hỗ trợ nhân viên trong các tình huống cần thiết.
8/ Trao quyền trong công việc
Để được đánh giá là tài năng thì nhà quản trị không thể thiếu khả năng trao quyền khi đội nhóm tiến hành các dự án và nhiệm vụ. Trao quyền thực hiện công việc thể hiện quan điểm tiến bộ, công bằng của nhà lãnh đạo trong việc cho phép nhân viên được làm việc và đưa ra quyết định trong một khuôn khổ nhất định.
Việc trao quyền đòi hỏi sự phán đoán chính xác về năng lực của nhân viên, thể hiện sự tin tưởng của nhà lãnh đạo đối với thuộc cấp của mình. Tự mình thực hiện mọi công việc không hẳn là hiệu quả trong trường hợp nhà lãnh đạo bị “quá tải”, điều đó có thể khiến thời hạn của dự án bị kéo dài.
9/ Tự tin
Một dấu hiệu của năng lực lãnh đạo quản lý nổi bật là sự tự tin, bản lĩnh. Một nhà lãnh đạo chuyên nghiệp không chỉ cần giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, mà sự tự tin vào bản thân cũng là một yếu tố quan trọng. Đưa ra những quyết định đúng đắn vào thời điểm phù hợp sẽ củng cố niềm tin của cấp dưới đối với cấp trên. Tuy nhiên, tự tin không có nghĩa là kiêu ngạo, coi thường người khác, mà sự tự tin của người lãnh đạo giỏi sẽ trở thành điểm tựa cho nhân viên, giúp họ cảm thấy an toàn hơn, cống hiến hết mình cho công việc.
10/ Sự tôn trọng từ nhân viên
Một tiêu chí khác để tự đánh giá năng lực lãnh đạo của bản thân là thông qua thái độ của nhân viên. Nếu không nhận được sự tôn trọng từ cấp dưới, công việc sẽ khó hoàn thành hiệu quả do sự bất đồng nội bộ. Sự tôn trọng của nhân viên bắt nguồn từ sự tôn trọng quan điểm, công tâm khi đánh giá năng lực và biết lắng nghe nhân viên của những người đứng đầu.

Quản lý biết kiểm soát thời gian giúp cho mọi thứ hoạt động hiệu quả
11/ Kiên nhẫn trong đánh giá năng lực quản lý
Trong tình huống phát sinh sự cố, quản lý là người cần kiên nhẫn để đưa ra hướng giải quyết hiệu quả. Nếu bạn thiếu đi sự kiên nhẫn, nghĩa là bạn thiếu tố chất để trở thành một nhà lãnh đạo toàn diện. Sự kiên nhẫn đến từ người đứng đầu sẽ giúp đội ngũ có không gian để nảy sinh các giải pháp sáng tạo hiệu quả hơn. Không chỉ vậy, sự kiên nhẫn còn giúp nhà lãnh đạo phát triển tư duy sáng tạo, đưa ra những quyết định hợp lý, kịp thời.
12/ Quyết đoán
Sự quyết đoán trong quá trình xử lý công việc là thuộc tính đặc trưng để đánh giá năng lực lãnh đạo quản lý của nhà lãnh đạo. Sự quyết đoán của nhà lãnh đạo sẽ củng cố tính thực thi khi thực hiện dự án nhằm đạt mục tiêu một cách hiệu quả. Tuy nhiên, sự quyết đoán phải đi kèm với lý trí, sáng suốt, nghĩa là các quyết định được đưa ra phải được suy xét cẩn thận và thông tin đã được thu thập đầy đủ.
13/ Thách thức bản thân
Để biết năng lực của mình đến đâu, hãy thử vượt qua vùng an toàn của bản thân, đặt chân lên vùng đất mới, làm những điều chưa dám làm. Đó vừa là thách thức, vừa là cơ hội để các nhà quản trị khám phá được giới hạn của mình. Những trở ngại sẽ cho phép các nhà lãnh đạo chạm đến đến những vùng năng lực tiềm ẩn mà họ chưa phát hiện ra. Đối diện với những thử thách sẽ giúp nhà lãnh đạo đánh giá được bản thân một cách chính xác nhất.
14/ Sự phản hồi từ nhân viên
Ý kiến, phản hồi từ nhân viên cấp dưới sẽ giúp nhà lãnh đạo tự đánh giá năng lực lãnh đạo của bản thân một cách khách quan nhất. Những lời nhận xét chân thành, công tâm là tấm gương phản ánh chân thật góc nhìn của nhân viên đối với cấp trên của họ, từ đó giúp các nhà lãnh đạo phát triển điểm mạnh và thay đổi điểm yếu. Tiếp thu những lời góp ý xung quanh sẽ giúp nhà lãnh đạo ngày càng hoàn thiện, toàn diện.
15/ Khả năng thích nghi
Năng lực lãnh đạo quản lý còn phụ thuộc vào khả năng thích nghi của nhà quản lý. Sự phát triển vượt bậc của thời đại buộc họ phải luôn phải thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh. Khả năng thích nghi sẽ giúp nhà lãnh đạo tiến xa hơn trên con đường công danh. Sự thức thời trước những sự biến động và sẵn sàng thay đổi là một trong những nhân tố tạo nên một nhà lãnh đạo kiệt xuất. Nếu không muốn bị bỏ lại phía sau, nhà lãnh đạo cần linh hoạt, nhạy bén trong việc cập nhật xu hướng, phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong công việc của mình.
16/ Tầm nhìn xa
Một nhà lãnh đạo giỏi chắc chắn sẽ là một người có tầm nhìn xa. Một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa sẽ giúp mọi thứ dễ đi vào quỹ đạo khi mọi kế hoạch luôn được hoạch định một cách rõ ràng, cụ thể. Việc tính toán trước những vấn đề có thể xảy ra sẽ giúp giảm thiểu tối đa rủi ro cho doanh nghiệp. Những người cộng sự hay thuộc cấp luôn đặt niềm tin vào một nhà quản lý sáng suốt, biết nhìn xa trông trộng.
Sự nhận thức và tự đánh giá năng lực lãnh đạo của bản thân là một kỹ năng cần thiết cho các nhà lãnh đạo. Kỹ năng này sẽ cho phép nhà quản lý khám phá được điểm mạnh, điểm yếu, nhìn nhận đúng về vị trí và năng lực của mình. Những người có chí cầu tiền, biết thay đổi bản thân sẽ tìm được đúng chỗ đứng cho mình trên con đường sự nghiệp. Nâng cao kỹ năng tự đánh giá bằng cách quan sát, cảm nhận hiệu quả trong công việc, từ đó giúp nhà lãnh đạo rút ra những bài học kinh nghiệm xương máu để phát triển bản thân.
Việc tự đánh giá năng lực lãnh đạo của bản thân không chỉ liên quan đến một cá nhân mà còn có ý nghĩa đối với tập thể. Lãnh đạo trong vai trò là kim chỉ nam dẫn dắt, sắp xếp, điều hành công việc nhằm đảm bảo tiến độ và hiệu quả công việc của mọi người. Một nhà quản lý tài ba có thể giúp tập thể phát triển nhanh chóng, hoàn thành tốt những mục tiêu đã đề ra.
Quá trình tự đánh giá năng lực lãnh đạo của bản thân làm nổi bật vai trò và trách nhiệm của các cấp quản lý. Thông qua bài viết này, L & A hi vọng bạn nhận thức được sự cần thiết của việc đánh giá năng lực lãnh đạo quản lý và tích lũy được những kiến thức bổ ích.
Có thể bạn quan tâm: