Chat with us, powered by LiveChat

Blog Nội dung khác

Đây là kỹ năng mà con bạn cần cho công việc tương lai

Mỗi đứa trẻ đều bắt đầu hành trình cuộc sống với những tiềm năng đầy bất ngờ: một đầu óc sáng tạo tiếp cận thế giới bằng sự tò mò, những câu hỏi, và khát khao học hỏi về thế giới xung quanh cũng như bản thân qua những trò chơi.

Tuy nhiên, tư tưởng này dần bị bào mòn, hay thậm chí là xóa mất bởi những quy tắc giáo dục truyền thống khi ngồi trên ghế nhà trường.

Bài kiểm tra tư duy sáng tạo Torrance thường được sử dụng để đo lường mức độ suy giảm trong tư duy đa dạng của trẻ em theo thời gian. 98% trẻ em mầm non là những “nhân tài sáng tạo” – chúng có thể nghĩ đến vô tận những khả năng sử dụng chiếc kẹp giấy.

Khả năng này giảm đi đáng kể khi trẻ bắt đầu đi học chính quy và đến lúc 25 tuổi, chỉ có 3% vẫn còn được cho là nhân tài sáng tạo.

Hầu hết trong chúng ta chỉ có thể đưa ra một hoặc vài công dụng cho kẹp giấy.

Mối lo ngại lớn nhất liên quan đến vốn con người là trong vòng 25 năm qua, bài kiểm tra Torrance đã cho thấy sự giảm sút trong tính nguyên bản ở trẻ em nhỏ (mầm non tới lớp 3).

Bên cạnh đó, bạn có biết rằng bạn có thể ghép 6 mảnh LEGO bằng hơn 915 triệu cách

 

Sai định hướng tập trung

Diễn đàn Kinh tê Thế giới vừa đăng bài Báo cáo về Vốn Con Người với phụ đề “Chuẩn bị nhân lực cho công việc tương lai”.

Báo cáo cho rằng “nhiều hệ thống giáo dục ngày nay đã dứt bỏ những kỹ năng cần thiết để hoạt động trong thị trường lao động ngày nay”.

Báo cáo tiếp tục nhấn mạnh việc trường học thường tập trung chủ yếu vào việc phát triển những kỹ năng nhận thức của trẻ – hoặc những kỹ năng thuộc những môn học truyền thống – hơn là việc nuôi dưỡng những kỹ năng như giải quyết vấn đề, sáng tạo hay làm việc nhóm.

Điều này nên là mối quan tâm lo ngại khi chúng ta nhìn vào những kỹ năng cần thiết được đòi hỏi trong Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp thứ Tư: Kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp, kỹ năng tư duy và sáng tạo là 3 kỹ năng quan trọng nhất để trẻ em có thể phát triển, theo báo cáo Tương Lai Nghề Nghiệp.
Hãy dành một khoảng thời gian để nhìn lại việc sáng tạo đã nhảy vọt từ vị trí thứ 10 lên vị trí thứ 3 chỉ sau 5 năm.

Và việc trí thông minh cảm xúc (EQ) và nhận thức linh hoạt đã được liệt vào danh sách kỹ năng cho năm 2020.

Đáng lo không kém là việc những kỹ năng này thường không được thể hiện rõ ràng trong trường học của trẻ em hiện nay, nơi mà hinh ảnh thường thấy vẫn là giáo duc một chiều từ giáo viên đến học sinh, một hình ảnh đã quen thuộc từ cả nhiều thế kỷ nay.

 

Trò chơi trẻ nhỏ

Một nghiên cứu ở New Zealand so sánh trẻ em học đọc lúc 5 tuổi và 7 tuổi.

Khi chúng 11 tuổi, cả 2 nhóm trẻ em thể hiện kỹ năng đọc giống nhau. Tuy nhiên, nhóm trẻ em học đọc lúc 7 tuổi cho thấy khả năng hiểu biết cao hơn.

Một trong những giải thích cho hiện tượng này đó là vì chúng có nhiều thời gian khám phá thế giới qua việc chơi đùa hơn.

Khá rõ ràng khi nói rằng chuẩn bị trẻ em cho tương lai đòi hỏi việc xác định lại trọng tâm trong việc giáo dục và học tập.
Biết cách đọc, viết và làm toán vẫn là những kỹ năng quan trọng giúp trẻ mở cánh cửa tương lai phía trước.

Một thế giới ngày càng gắn kết và năng động đồng nghĩa với việc trẻ em sẽ phải thay đổi công việc làm vài lần trong cuộc đời – thay đổi cho những công việc thậm chí còn chưa tồn tại, hoặc có khi chúng sẽ phải tự phát minh ra công việc đó cho mình.

Câu hỏi đặt ra là làm cách nào chúng ta nuôi dưỡng những kỹ năng nói trên và làm giàu chúng, cũng như giữ vững khả năng học hỏi của trẻ qua suốt hành trình cuộc đời – thay vì chấm dứt nó khi trẻ đến trường?

Đạt được điều này dễ hơn bạn nghĩ: hãy cho trẻ tương tác với những trải nghiệm tích cực, vui vẻ.
Nhiều cách chơi và thể hiện sẽ cho trẻ khả năng phát triển những kỹ năng xã hội, cảm xúc, thể chất và sáng tạo và bổ sung vào nhận thức của trẻ.

 

Trò chơi lâu dài

Nếu chúng ta đồng tình rằng nhu cầu phát triển những kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp, tư duy và sáng tạo là việc hết sức cấp bách, điều cần thiết phải làm là chúng ta cần nhận ra những kỹ năng này được xây dựng qua học hỏi từ những thực tế trong cuộc sống.

Khi chúng ta đầu tư vào tương lai của con trẻ, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ bảo vệ chúng khỏi những cách học trực tiếp, trường lớp quá bài bản hay những phương pháp dạy truyền thống khi không có những bằng chứng nào chứng minh tính hiệu quả của nó.

Chúng ta cần thách thức bản thân với những lập luận trong flashcard hay bài tập của con trẻ, và nhận ra giá trị của việc tiếp tục tạo ra những giây phút vui vẻ và ý nghĩa với con mình.

Khả năng học hỏi qua thực tế tự nhiên của trẻ em có thể là bí mật thầm kín nhất để nhắm vào việc rèn luyện kỹ năng với hy vọng trang bị cho cả con trẻ và nên kinh tế của chúng ta khả năng phát triển trong tương lai

Và hơn nữa, điều này còn rất vui. Vậy còn chần chừ gì nữa – bắt tay vào chơi thôi!

 

Nguồn: Weforum



Comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *