Chat with us, powered by LiveChat

Blog Kiến thức nhân sự

Doanh nghiệp làm gì để vượt qua tình hình bất định do Covid-19?

Năm 2020, sự bùng phát bất ngờ của đại dịch Covid-19 tạo ra “cơn sóng thần” khiến nhiều doanh nghiệp (DN) lao đao, tình hình kinh tế chuyển biến tiêu cực. Việt Nam dù được đánh giá là một trong những nước kiểm soát tốt dịch bệnh, song, các DN vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức. Để vượt qua và sẵn sàng đón nhận cơ hội phát triển sau dịch bệnh, DN cần có ngay những thay đổi “xương máu” để thích ứng với điều kiện mới.

Trong nguy có cơ

Năm 2019, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7.02%. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ tăng 1,81%, trong đó quý 1 tăng 3.68% và quý 2 chỉ tăng 0.36% , theo Tổng cục Thống kê Việt Nam. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục thuế, tính đến 31/07 năm nay, đã có 21.226 doanh nghiệp phải ngưng hoạt động và giải thể do dịch bệnh (tổng vốn đăng ký 12.612 tỷ đồng – gấp 3.3 lần vốn thành lập mới). Nhiều dự đoán cho rằng dịch bệnh sẽ tiếp tục kéo dài vài năm tới.  Tuy nhiên với khả năng kiểm soát tình hình dịch bệnh của Việt Nam và thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi trong 2021.

Để nắm bắt cơ hội khi nền kinh tế quay lại, nhiều DN tin rằng tổ chức thích ứng nhanh, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ là những sách lược cần ưu tiên.

(COVID-19 gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế xã hội, GDP tụt xuống mức thấp kỷ lục trong 10 năm qua.)

Để triển khai được các sách lược trên, DN cần nắm bắt, thấu hiểu kịp thời những thay đổi và thách thức trong tương lai. Đơn cử, người tiêu dùng đang có xu hướng mua sắm trực tuyến và lựa chọn sản phẩm tiêu dùng giá thành thấp. “Sự thay đổi trong thói quen mua sắm có thể chỉ là tạm thời, nhưng một số sẽ trở thành thói quen lâu dài, thậm chí vĩnh viễn. Nhiệm vụ của DN là tìm cách thấu hiểu và điều chỉnh sản phẩm, giá thành, chiến lược định vị thương hiệu và kênh phân phối của nhãn hàng” – Ông Richard Burrage, Giám đốc điều hành Công ty Nghiên cứu Thị trường Cimigo, chia sẻ.

Thích ứng nhanh, chủ động và linh hoạt

Đại dịch Covid-19 đã và đang cho thấy tính khẩn thiết của kỹ năng thích ứng nhanh với sự bất định trong tình hình mới. Đây được xem là một kỹ năng “sống còn” của DN. Tốc độ thích ứng nhanh trong khủng hoảng là yếu tố chọn lọc doanh nghiệp sống sót và thành công.

Một ví dụ điển hình về khả năng thích ứng nhanh trong mùa dịch bệnh phải kể đến là các DN bán lẻ. Khi dịch bệnh bùng phát đợt đầu, Bách Hóa Xanh đã “cấp tốc”: khai trương dịch vụ đi chợ dùm, giúp người nội trợ có thể nhận hàng nhanh hơn hình thức đặt hàng online thông thường. Kết quả là doanh thu 6 tháng đầu năm nay của Bách Hóa Xanh bằng tổng doanh thu cả năm 2019.

Trong chuyên đề đầu tiên “Dự báo sự bất định” tại Diễn đàn nhân sự “Vươn tới tương lai” ngày 23/10/2020, khách tham dự sẽ được gặp gỡ các chuyên gia đầu ngành đến từ lĩnh vực tư vấn tài chính doanh nghiệp và tư vấn chiến lược thương hiệu.

+ Ông Jack Nguyễn, Partner, Mazars Việt Nam, sẽ gợi mở cho các lãnh đạo doanh nghiệp về toàn cảnh dự báo kinh tế vĩ mô và tầm nhìn cho những chiến lược ngắn và trung hạn cho doanh nghiệp.

+ Ông Richard Burrage, Giám đốc điều hành Công ty Nghiên cứu Thị trường Cimigo sẽ cập nhật một số thay đổi cơ bản trong hành vị của người tiêu dùng trong đại dịch. Thông qua đó giúp DN tìm ra được giải pháp để thu hút người tiêu dùng, thiết lập ngân sách cho truyền thông, những thông điệp có hiệu quả, điều chỉnh các kênh kinh doanh phù hợp.

+ Bà Nguyễn Lan Anh, Giám đốc điều hành, Endeavour Việt Nam sẽ tham gia phiên thảo luận cùng ông Jack Nguyễn và ông Richard Burrage dưới sự dẫn dắt của ông Trần Sĩ Chương, chuyên gia kinh tế. Phiên thảo luận sẽ trao đổi về quản lý thay đổi bao gồm thay đổi tư duy lãnh đạo và nhân viên, thay đổi hành vi của tổ chức để đảm bảo luôn trong tinh thần trực chiến trong bối cảnh bất ổn định có khả năng kéo dài.

?Tìm hiểu thông tin chương trình và diễn giả tại: https://diendannhansu.l-a.com.vn/



Comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *