Đổi mới sáng tạo và năng lực cạnh tranh trước trào lưu mới của thế giới
(Giáo sư Trần Văn Thọ)
Tại sự kiện “Nhân sự số – Năng lực nào thúc doanh nghiệp phát triển?” do L & A phối hợp cùng Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức tại GEM Center, GS-TS. Trần Văn Thọ sẽ có bài phát biểu xoay quanh các vấn đề sự thích nghi và năng lực cạnh tranh trước trào lưu mới của thế giới. Bài viết sau sẽ đề cập đến những ý chính của bài Tham luận mà Giáo sư sẽ trình bày.
Một trong những vấn đề cần đề cấp đến hiện nay là những trào lưu đang phát triển mạnh mẽ. Các trào lưu trên thế giới được chia thành ba phần chính.
Một là thời đại cách mạng 4.0 với các trụ cột như công nghệ thông tin (IT), trí tuệ nhân tạo (AI), kết nối vạn vật (IOT) và tự động hóa. Những yếu tố này ngày càng ảnh hưởng đến năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của quốc gia nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Bên cạnh đó, thời đại công nghệ 4.0 có thể thúc đẩy khởi nghiệp trên bình diện rộng và đổi mới sáng tạo theo hướng nhảy vọt, khác với đổi mới sáng tạo có tính cách tuần tự như thường thấy trong quá khứ.
Hai là, cũng do ảnh hưởng của cách mạng 4.0 mà sự phân ly giữa công nghiệp và dịch vụ dần dần lu mờ. Nhờ kỹ thuật số phát triển nên dịch vụ hóa sản phẩm công nghiệp trở nên quan trọng. Các sản phẩm phần cứng (hardware) sản xuất hàng loạt dễ dàng nên doanh nghiệp phải thêm dịch vụ (software) vào mới có thể tạo sự khác biệt. Phân loại sản phẩm theo truyền thống cũng phải thay đổi. Cũng theo đó, tính chất của sản phẩm công nghiệp sẽ không phân biệt theo hàm lượng các yếu tố sản xuất như lao động, tư bản và công nghệ mà theo trình độ kỹ năng (skill) của lao động (kỹ năng thấp, kỹ năng trung bình, kỹ năng cao).
Ba là, các yếu tố như địa chính trị, địa kinh tế ngày càng ảnh hưởng đến phân công quốc tế và thường xuyên mang lại sự bất xác định trong hoạt động kinh tế, kinh doanh. Các vấn đề như đối đầu Mỹ – Trung, chiến tranh ở Ukraine gây ảnh hưởng đến khả năng cung cấp năng lượng, thực phẩm cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung.
Bên cạnh những trào lưu mới của thế giới, yếu tố quyết định năng suất lao động nói riêng và năng lực cạnh tranh nói chung của quốc gia và doanh nghiệp là tài sản vô hình và nguồn nhân lực mới.
Tài sản vô hình gồm tài sản đẩy mạnh cách tân công nghệ như R&D, khả năng thiết kế; tài sản có thể thông tin hóa như software, database; và tài sản tổng hợp như năng lực quản lý, tổ chức và nguồn nhân lực mới. Các tài sản vô hình như Software và R&D sáng tạo ra tri thức làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu suất. Còn nhân tài cao cấp sử dụng được data và designs là nguồn lực tăng năng suất của doanh nghiệp. Lý do kinh tế Nhật Bản bị trì trệ trong thời gian qua là do không chú trọng đầu tư vào tài sản vô hình. Mặt khác, một số doanh nghiệp Nhật Bản đã tăng năng lực cạnh tranh nhờ sớm ý thức được sự quan trọng của tài sản vô hình và có chiến lược thích đáng như Hitachi, Sony, Itochu.
Vậy làm thế nào để tăng năng suất, tăng năng lực cạnh tranh của Việt Nam?
Vấn đề đầu tiên là Việt Nam chưa hoàn thành cuộc cách mạnh công nghệ 3.0 đã phải trực diện với cách mạng công nghệ 4.0 và các trào lưu mới khác. Để giải đáp câu hỏi trên, Giáo sư Trần Văn Thọ sẽ có bài thuyết trình sẽ bàn về chính sách tăng năng suất lao động trong khuôn khổ của hai cuộc cách mạng 3.0 và 4.0 tại sự kiện “Nhân sự số – Năng lực nào thúc doanh nghiệp tăng trưởng?”. Đồng thời trong sự kiện, Giáo sư Trần Văn Thọ cũng sẽ định vị năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của VN trên bản đồ Á châu để Quý doanh nghiệp cùng theo dõi.
Sau đây là một vài nét về tiểu sử của Giáo sư Trần Văn Thọ:
Sinh ra tại Quảng Nam, Giáo sư Trần Văn Thọ du học và trở thành Tiến sĩ kinh tế học, nguyên Giáo sư kinh tế tại Đại học Waseda, Tokyo (từ tháng 4/2020 là Giáo sư Danh dự). Giáo sư từng là thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Việt Nam. Năm 2018, Giáo sư đạt Huân chương Thụy bảo Tia Vàng của Nhật Bản. Giáo sư cũng thường xuyên viết cho các báo và tạp chí trong nước về các vấn đề kinh tế và giáo dục.
Tham gia sự kiện và nghe chia sẻ của Giáo sư Trần Văn Thọ cũng như nhiều chuyên gia khác trong ngành về các vấn đề liên quan đến nhân sự số và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại đây:
https://nangluc.l-a.com.vn/nhan-su-so-nang-luc-nao-thuc-doanh-ngiep-tang-truong
Thông tin chi tiết về sự kiện khai mạc:
- Thời gian: 08:00 – 12:00 ngày 12/04/2023
- Địa điểm: GEM Center, Số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP. HCM
- Trực tuyến qua Zoom và Fanpage Kinh tế Sài Gòn Online