Kết nối với nhân viên ương bướng
Bản dịch thuộc về Le & Associates
Nguồn: SHRM
©Society for Human Resource Management 2020
Ngoài kinh nghiệm dày dặn, các nhà quản lý còn mong muốn tìm kiếm nhân viên với thái độ hợp tác và xây dựng. Tuy nhiên, đối với trường hợp nhân viên xuất sắc trong công việc nhưng lại có thái độ “mạt sát” những đồng nghiệp xung quanh thì phải xử lý như thế nào?
Hãy đến với câu chuyện đầy thú vị của nhà tư vấn tâm lý kiêm diễn giả Cy Wakeman khi làm việc với một bác sĩ ương ngạnh.
Tóm lược bài chia sẻ:
- Tôi là Cy Wakeman, tác giả của cuốn sách “No Ego”.
- Tôi chưa bao giờ có ý định làm HR cả.
- Tôi từng làm tư vấn tâm lý trong lĩnh vực y tế.
- Và thường được mời đến hỗ trợ những người đang bị “mắc kẹt”
- Nhiều lúc, các bác sĩ hoặc phẫu thuật viên bực bội với hệ thống quản lý và việc sáp nhập doanh nghiệp.
- Họ quyết định không tiếp tục công việc và đó quả là một sự mất mát cho tổ chức.
- Những bác sĩ giỏi cảm thấy tức giận trong khi đáng lẽ họ chỉ nên nghĩ cách cứu người.
- Và vì lý do nào đó, tôi tạo được tên tuổi như là một nhà tư vấn bác sĩ.
- Chúng tôi có một vài tuần thực sự khó khăn với các bác sĩ.
- Và một người tôi làm việc cùng là bác sĩ phẫu thuật tim mạch cho trẻ em.
- Tuy nhiên, anh ấy gây sự với rất nhiều người trước và sau ca mổ.
- Nhưng khi anh ấy đang làm việc, bạn có thể quan sát anh ấy trong phòng mổ với tiếng nhạc du dương.
- Nó giống như bạn đang thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật, lúc anh ấy phẫu thuật trái tim bé tí xíu.
- Nhưng họ nói rằng anh không thể thay đổi và định cho anh ta nghỉ việc.
- Thật đáng tiếc thay nếu xã hội lại mất đi một người tài năng như thế.
- Nhưng anh ta không cho chúng tôi sự lựa chọn nào khác.
- Thế nên, tôi bảo: “Để tôi xem thử mình có thể làm gì.”
- Tôi bước vào và cố gắng kết thân chân thành với anh.
- Tôi nói: “Anh biết không? Tôi rất ngưỡng mộ công việc của anh.”
- Và tôi thể hiện mình là một người biết lắng nghe và quan tâm chân thành.
- “Tôi không đến đây như một người từ phòng nhân sự. Tôi đã ngồi ở phòng mổ hàng tiếng đồng hồ để quan sát anh làm việc.”
- “Và chứng kiến điều đó, quả thật rất phi thường và thiêng liêng.”
- Anh ta nói: “Đó là lý do vì sao tôi ở đây.”
- “Tôi nghĩ thật đáng buồn khi công việc cao quý này lại bị lấn át bởi cách ứng xử tệ hại ở bên ngoài.”
- Và tôi nói: “Anh biết không? Tôi đã chứng kiến anh cứu sống đứa bé đó.”
- “Và rồi tôi cũng chứng kiến anh “tàn sát” rất nhiều người trong phòng mổ ngay sau đó.”
- Tôi đã thành công trong việc truyền đạt lời nói theo suy nghĩ của anh – một người bảo vệ sinh mạng.
- Tôi nói: “Anh đã “giết” rất nhiều linh hồn con người.”
- “Nhìn cách anh cứu sống em bé thật tuyệt vời.”
- “Nên thật tiếc thay khi phải chứng kiến anh làm hại nhiều người như vậy.”
- “Tôi mong anh có thể thể hiện sự
- dịu dàng và chu đáo đó ở mọi khía cạnh.”
- “Và hãy sử dụng những kỹ năng, phong cách làm việc đầy nghệ thuật mọi lúc mọi nơi”
- Anh ấy bật khóc bởi vì chưa từng có ai nói với anh điều đó cả.
- Họ chỉ nói xấu sau lưng anh nhưng không ai góp ý thẳng với anh ấy.
- Và thông qua đó, tôi học hỏi được rằng:
- Nếu tôi có thể đến với thế giới của ai đó,
- nếu tôi có thể quan tâm và kết nối với họ,
- tôi có thể tìm ra con đường đi đến trái tim họ.
- Và tôi nghĩ chìa khóa vàng tôi học được ở HR là:
- Khi con người đóng cửa tâm trí, hãy tìm đường vào trái tim họ.
- Bởi vì một khi trái tim mở cửa, tâm trí cũng vậy.
- Và khi con người đóng cửa trái tim, hãy tìm đường đến với tâm trí họ.
- Bởi vì trái tim sẽ mở rộng một khi tinh thần phấn chấn.
- Bởi vì 2 thứ đó kết nối với nhau.
- Nếu trái tim đóng thì tâm trí cũng thế, và ngược lại.
- Dưới vai trò HR, tôi đã nói chuyện với rất nhiều người làm công việc cao quý nhưng bị mất định hướng.
- Và đem họ quay về với niềm vui trong trách nhiệm thiêng liêng của mình.