Lãnh đạo là bẩm sinh hay luyện tập?
Bản dịch thuộc về Le & Associates
Nguồn: Zenger Folkman
Có những người cho rằng tài năng lãnh đạo là khả năng thiên bẩm, sinh ra đã mang sẵn tố chất trong người. Tuy nhiên, Thomas Edison từng nói rằng: “Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện.” Tương tự vậy, những nhà lãnh đạo hiệu quả không hẳn chỉ vì có sẵn thiên chất hơn người, mà sự khổ luyện mới chính là thước đo tạo nên sự khác biệt lớn. Phát triển kỹ năng lãnh đạo
– Nguồn: Zenger Folkman – Bản dịch thuộc quyền sở hữu của Le & Associates
Tóm lược bài chia sẻ:
- Có một câu hỏi thú vị về các lãnh đạo.
- Cứ mỗi khi nhắc đến cụm từ lãnh đạo, người ta cho rằng họ bẩm sinh đã là những lãnh đạo tài ba.
- Rằng họ có sẵn tố chất thiên bẩm về lãnh đạo
- Vậy đấy là phẩm chất họ có sẵn hay tự phát triển?
- Tố chất lãnh đạo có tạo ra được không?
- Năng lực lãnh đạo có thể phát triển qua thời gian không?
- Điều mà tôi muốn chia sẻ tiếp theo đây là vài cuộc nghiên cứu, quan sát thú vị về lĩnh vực thần đồng trẻ em, mà nhân vật tiêu biểu là Mozart, cũng khiến tôi liên tưởng đến câu hỏi tương tự: Liệu tài năng có sẵn trong một số trẻ đặc biệt ở 1 số lĩnh vực hay chúng là do được đào tạo? Liệu có thể phát triển theo thời gian?
- Cách đây vài năm, một nhóm nhà nghiên cứu tại Carnegie Mellon dẫn đầu bởi giáo sư Anders Ericsson, thực hiện cuộc nghiên cứu với các nhạc sĩ trẻ ở Đức – Những tài năng mầm non đẳng cấp thế giới.
- Bao gồm nghệ sĩ piano, violin ở tuổi đầu 20 của Nhạc viện West Berlin của Đức.
- Họ chia nhóm sinh viên xuất chúng thành 3 nhóm.
- Bao gồm nhóm xuất sắc nhất. Những sinh viên này thường sẽ trở thành nghệ sĩ độc tấu quốc tế.
- Tiếp đến nhóm xuất sắc thứ hai và cuối cùng là ít nổi trội nhất, những người sẽ trở thành giáo viên dạy nhạc.
- Hãy cùng xem nào.
- Phân loại nhóm và quan sát điều gì ẩn đằng sau kỹ năng thiên bẩm mà họ có?
- Điều khác biệt mà họ mong đợi nhìn thấy là các sinh viên đều có sẵn tư chất từ khi chào đời, tài năng được công nhận từ rất trẻ…
- Nhưng cái mà họ phát hiện được sau nghiên cứu lại rất bất ngờ.
- Đó là những nhạc sĩ giỏi nhất đơn giản là do luyện tập nhiều hơn.
- Họ nhìn lại.
- Họ để các sinh viên ước lượng tổng thời gian mỗi người đã dành để tập luyện từ lúc nhỏ.
- Các nhà nghiên cứu cũng yêu cầu các sinh viên ghi nhật ký, để xác nhận những quan sát về thời gian luyện tập với nhạc cụ.
- Họ phát hiện lần lượt với từng nhóm là 10 ngàn giờ, 8 ngàn giờ và 5 ngàn giờ.
- Và đó chính là điều tạo ra sự phân cấp, thành nhóm xuất sắc nhất, nhóm giỏi và nhóm kém nhất.
- Luyện tập, đó mới là điều tạo nên sự khác biệt.
- Nhóm nghiên cứu này tiếp tục, dùng cách này để áp dụng lên các bộ môn khác.
- và họ thu được các con số về thời gian luyện tập tương tự ở hai nhà vô địch cờ vua.
- Vậy nên họ đã hỏi, kể từ lúc bắt đầu học chơi cờ cho tới khi trở thành một quán quân, số lượng thời gian đã dành ra là bao nhiêu?
- Vâng, khoảng 10,000 giờ.
- Điều này cũng đúng với những vận động viên hàng đầu, nhà văn, nhà khoa học…
- Đây là bằng chứng rõ ràng cho việc chúng ta đang bàn luận đến, về tầm quan trọng của luyện tập.
- Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, luyện tập kỹ năng lãnh đạo rất quan trọng và bạn cần dành thời gian để phát triển các kỹ năng cũng như sự hiệu quả.