Sáu bước để quản lý những nhân viên khó nhằn
Làm việc với những người khó chịu đã là vất vả, nhưng quản lý ai đó bị xung đột tính cách với bạn có thể tạo ra những căng thẳng lớn hơn rất nhiều.
Những người quản lý kinh nghiệm thường biết cách phân biệt giữa tình cảm và công việc khi làm việc với nhân viên của mình. Những nhà quản trị nhân sự thông minh này luôn tập trung vào điều hành các công việc, các dự án và kết quả hoàn thành hơn là xoáy sâu vào những đặc điểm cá nhân của nhân viên. Họ không cho phép tình cảm cá nhân ảnh hưởng đến công việc cũng như công bằng khi đối xử với mọi người.
Xem thêm:
- 5 yếu tố trở thành nhà lãnh đạo cấp cao
- Tôi là người ra quyết định tốt nhất?
- 3 sai lầm thường gặp trong xây dựng KPI mà quản lý cấp cao thường mắc phải
Trong nhiều trường hợp, những nhà quản trị nhân sự đơn giản chỉ quay lưng đi với những nhân viên mà họ không thích. Họ lẩn tránh thay vì chủ động giao tiếp với nhân viên của mình. Hậu quả tệ hại là, những nhà quản lý vô hình trung gạt nhân viên qua một bên và không ai khác, chính họ phải thực hiện những công việc của các nhân viên đó.
Quay lưng lại với những nhân viên khó nhằn không chỉ là một sai lầm trong quản lý mà còn có thể tạo ra những vấn đề về pháp lý. Bởi vì những nhân viên thường xuyên có thái độ đối đầu với người quản lý cũng là những người có khả năng khởi kiện nhiều nhất khi cảm thấy mình không được đối xử công bằng.
Đó là lý do khi đối mặt với những nhân viên không tuân theo chỉ đạo của bạn, tốt hơn hết hãy nghĩ ra một chiến thuật phù hợp nhất để xoa dịu những căng thẳng có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
Mặc dù rất khó khăn để biến một nhân viên ương ngạnh thành một đồng minh thân cận, bạn có thể tham khảo một vài bước sau đây để phần nào khiến nhân viên của bạn dễ dàng tuân thủ theo chỉ đạo của bạn hơn:
1. Đối đầu trực tiếp với vấn đề.
Nếu không thích một nhân viên nào đấy, thì có thể nhân viên đó cũng có cảm giác tương tự về bạn. Hãy xoa dịu bầu không khí và bình tĩnh xem xét lại những ác cảm không đáng có, bạn có thể giúp cho các nhân viên của mình tập trung hoàn thành công việc.
Sử dụng những câu từ như ví dụ sau để làm rõ quan điểm với nhân viên đó: “Khi tôi yêu cầu anh làm một việc gì đấy, tôi tin tưởng anh. Tôi nhận ra chúng ta là những người rất khác nhau, nhưng chúng ta không thể cho phép việc đó làm ảnh hưởng đến công việc mà chúng ta đang tiến hành.”
2. Tìm kiếm sự khẳng định.
Khi đưa ra chỉ đạo, đừng tự mình làm rõ những điều đó mà nên yêu cầu nhân viên giải thích lại, bạn vừa nói gì với họ cũng như những kỳ vọng của bạn.
3. Diễn giải.
Không vấn đề gì khi đưa ra một yêu cầu đơn giản, nhưng nếu bạn phải giải thích một điều gì đó phức tạp, đừng bỏ qua nó vì có thể, bạn sẽ còn phí thời gian hơn nếu không làm rõ vấn đề.
Khi diễn giải, sử dụng ít từ ngữ nhất có thể để thể hiện mục đích của bạn. Đừng quá tập trung vào kết quả mong đợi và hãy nghĩ về những gì cơ bản nhất có thể đạt được.
Một khi bạn tìm ra cách ngắn gọn nhất để tóm lược kết quả bạn mong muốn, viết nó ra và ghi nhớ những ý quan trọng bao quát các quan điểm chính.
Xem thêm:
- 10 nhà quản trị nhân sự đại tài
- Nghệ thuật quản trị nhân sự của công ty Nhật Bản
- Giải mã văn hóa doanh nghiệp từ góc nhìn quản lý nhân sự
4. Nói và làm.
Để đảm bảo rằng nhân viên hiểu ý bạn, hãy giao nhiệm vụ bằng lời và văn bản. Nên quen với việc trao đổi với nhân viên những gì bạn cần, để họ đặt câu hỏi và đưa ra đề nghị, sau đó nhanh chóng gửi một email hay một ghi chú nhắc việc tóm lược những gì bạn mong đợi cùng với một thời gian biểu để thực hiện công việc.
5. Chú ý thái độ ứng xử.
Khi quản lý một người khó chịu, nghệ thuật quản trị nhân sự đòi hỏi người quản lý giỏi không được để tính cách cá nhân can thiệp vào công việc mà phải tập trung mô tả những công việc nhân viên cần hoàn thành.
Tránh lồng vào các góp ý những châm biếm hoặc mỉa mai về những sai lầm trước đây của người nhân viên. Một câu nói châm biếm vô hại kiểu như “chắc lần này bạn sẽ hoàn thành đúng thời hạn đấy nhỉ” có thể tác động trực tiếp đến nhân viên và làm cho họ thậm chí càng không muốn hỗ trợ bạn.
6. Tránh ra lệnh.
Nếu có mâu thuẫn cá nhân với một nhân viên nhất định, điều cuối cùng bạn nên làm là không làm cho họ cảm thấy bị ra lệnh nhận việc.
Một cách thực tế để khuyến khích nhân viên tuân thủ là gặp mặt ở phòng của họ chứ không phải của bạn. Gọi họ đến phòng bạn để giao việc có thể ngay lập tức đẩy họ vào trạng thái phòng thủ.
Hiểu rõ về tâm lý hành vi đội nhóm sẽ giúp bạn dễ dàng ứng xử với các nhân viên khó nhằn. Để tìm ra giải pháp phù hợp với đơn vị của mình, quý doanh nghiệp đừng bỏ lỡ hội thảo Tối ưu quản lý nhân lực bằng công nghệ và tâm lý hành vi tổ chức do L & A phối hợp cùng VCCI tổ chức vào ngày 19/04/2019 tại TP.HCM với sự tham dự các diễn giả uy tín hàng đầu trong và ngoài nước. Xem thêm thông tin về hội thảo tại đây.