Chat with us, powered by LiveChat

Blog Kiến thức nhân sự

Nhân lực số là gì? Tầm quan trọng của việc đào tạo nhân lực số trong doanh nghiệp

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã mang lại những bước tiến công nghệ nhảy vọt, làm thay đổi cách quản lý, hoạt động của các doanh nghiệp. Sự thay đổi này là do tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần thay thế con người. Đây là một trong những yếu tố trực tiếp tác động lên nguồn lực số của nền kinh tế, nhất là các doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp nên có kế hoạch đào tạo nhân lực số để tạo ra lợi thế cạnh tranh ngay từ bây giờ.

đào tạo nhân lực số

Nhân lực số là gì? Tầm quan trọng của việc đào tạo nhân lực số trong doanh nghiệp

1. Nguồn lực số là gì? Tại sao nguồn lực số là nhu cầu cấp thiết cho các doanh nghiệp?

1.1. Nhân lực số là gì?

Nguồn nhân lực số là nguồn nhân lực trong nền kinh tế số, đây là lực lượng chính để thực hiện, triển khai nền kinh tế số, là cơ sở để quyết định sự tồn tại của nền kinh tế số. Nguồn nhân lực số có năng lực làm chủ các thiết bị số, vận hành nó trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh. 

Chuyển đổi số đang phát triển với tốc độ chóng mặt, mang lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội mới trên thị trường. Nếu như trước kia, sự hoài nghi dành cho công nghệ vẫn còn xuất hiện thì gần như ở thời điểm hiện tại, các nhà điều hành doanh nghiệp đều ý thức rất rõ tầm quan trọng của việc chuyển đổi số và đào tạo nhân lực số. Ngày càng nhiều công việc đã được tự động hóa bằng các robot tiên tiến và trí tuệ nhân tạo, điều này đã thúc đẩy hiệu suất, nâng cao giá trị cho doanh nghiệp.

đào tạo nhân lực số

Nguồn lực số là gì?

1.2. Tầm quan trọng của việc chuyển đổi số nhân sự trong doanh nghiệp?

Các công việc và quy trình làm việc của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số sẽ được thiết lập lại, nhân viên sẽ tập trung làm những công việc giá trị lớn hơn cho doanh nghiệp. Các dữ liệu và bảng phân tích về nguồn lao động sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra  quyết định phù hợp, chính xác, dựa trên những minh chứng về dịch vụ, năng suất, hiệu quả.

Đại dịch Covid-19 vừa qua là một cú hích lớn cho các doanh nghiệp, khiến  các tổ chức nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực số. Đại dịch đã làm các doanh nghiệp thay đổi cả về môi trường làm việc, có kế hoạch và xây dựng các chiến lược đào tạo nhân lực số để người lao động tạo dựng  khả năng thích ứng và linh hoạt cao, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững bất kể có biến động nào xảy ra. 

Xem thêm Công nghệ nhân sự và những biến đổi trong quản trị nhân lực

Theo nghiên cứu của Mercer về “Xu hướng Nhân tài Toàn cầu năm 2021”, những tác động mà đại dịch gây ra về tài chính và gián đoạn cuộc sống đã thúc đẩy các nhà tuyển dụng Đông Nam Á tập trung vào việc xác định nhu cầu nguồn nhân lực bằng nhiều cách như tái cơ cấu và đào tạo lại nhân lực để sẵn sàng cho việc kinh doanh. Các doanh nghiệp ưu tiên hoạt động tái tạo quá trình kinh doanh tức là có trách nhiệm với cộng động, đồng thời đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng và nhân viên.

Tại Việt Nam, chính phủ đã đưa ra các nghị định và chủ trương về Chuyển đổi số của quốc gia. Mục tiêu đặt ra là vào năm 2025, kinh tế số có thể chiếm đến 20% tỉ trọng GDP quốc gia, phấn đấu đạt 30% vào năm 2030. Một trong những mục tiêu lớn mà Chính phủ đề ra là đạt 100% các doanh nghiệp được nâng cao về nhận thức chuyển đổi số năm 2025. Đây là giai đoạn khẩn trương cho các doanh nghiệp để nâng cao năng lực số, đáp ứng cho sự phát triển vượt bậc của doanh nghiệp trong tương lai.

2. Đào tạo nhân lực số có thể được bắt đầu như thế nào?

Hiện nay, các doanh nghiệp đã và đang dần bắt đầu tiến trình chuyển đổi số nên nhu cầu đào tạo và tái đào tạo nhân lực số trong xã hội rất lớn. Những lực lượng lao động cần được đào tạo và tái đào tạo bao gồm:

  • Lực lượng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân hay nhà nước
  • Những sinh viên trẻ – lực lượng lao động kế cận
  • Học sinh các cấp sẽ làm quen dần với kiến thức và kỹ năng số để đảm bảo trong tương lai lực lượng này sẽ có đủ khả năng để thích nghi với công nghệ số.
nâng cao năng lực số

Đào tạo nhân lực số có thể được bắt đầu như thế nào?

Để thực hiện các hoạt động nói trên, có rất nhiều mô hình đã tồn tại, hầu hết tập trung vào mảng đào tạo nhân lực số, hướng đến việc phát triển nhân sự trong các doanh nghiệp đang ứng dụng chuyển đổi số. Người lao động cần có được các kỹ năng kỹ thuật kết hợp với các năng lực số (như phân tích dữ liệu, mạng bảo mật hay truyền thông xã hội) và các kỹ năng mềm để có thể cải thiện các khả năng đáp ứng linh hoạt giữa các thành phần kinh tế và nghề nghiệp. Quá trình đào tạo thường được chia thành 3 cấp độ chi tiết để có thể dễ dàng đánh giá và phát triển năng lực số trong tương lai:

  • Cơ bản: Ở mức độ cơ bản, các kỹ năng số cung cấp những kiến thức nền tảng cho việc sử dụng công nghệ. Mức độ này sẽ bao gồm các công việc sử dụng bàn phím, màn hình, điều khiển để hoàn thiện các thao tác cơ bản, cài đặt, sử dụng thành thạo các ứng dụng, giao dịch trên Internet.
  • Trung cấp: Ở cấp độ này, các kỹ năng cho phép mọi người vận dụng công nghệ số theo những cách có ý nghĩa và có lợi hơn, không còn tính khái quát như ở cấp độ cơ bản. Không giống như ở cấp độ cơ bản, với mức trung cấp mỗi người sẽ cần các bộ kỹ năng khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu và nghề nghiệp của họ.
  • Nâng cao: Các chuyên gia sử dụng những kỹ năng chuyên môn cao áp dụng trong các ngành nghề như lập trình máy tính, phát triển phần mềm, khoa học dữ liệu và quản lý mạng. Các kỹ năng ở cấp nâng cao sẽ được yêu cầu phát triển liên tục về cả số lượng và chất lượng để công việc có thể đạt được hiệu quả cao nhất.

Nói chung, các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước cần coi trọng quá trình tuyển dụng, đào tạo và tái đào tạo cho toàn nhân viên trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này, nếu họ không muốn bị thụt lùi so với nền kinh tế. Phòng nhân sự nên được coi như là nhà tư vấn nội bộ cho ban lãnh đạo và hội đồng quản trị về những tác động của lực lượng lao động trong quá trình chuyển đổi số. 

Bộ phận nhân sự có thể đảm bảo việc thiết kế và thực hiện một cấu trúc quản trị để gia tăng tốc độ ra quyết định và đưa ra các quy trình một cách nhất quán. Các công cụ và thước đo mà các doanh nghiệp có thể sử dụng như quản lý lợi ích, quản lý công việc… Chuyển đổi số hiện là chiến lược quan trọng của doanh nghiệp nên việc đào tạo nhân lực số là điều cần phải thực hiện một cách quyết liệt.

Xem thêm 10 sai lầm phổ biến trong lãnh đạo và quản trị nhân sự

3. Giải pháp phát triển năng lực số của các doanh nghiệp hiện nay

Trong hai năm vừa qua, đại dịch diễn ra phức tạp khiến các hoạt động kinh doanh số phát triển mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp đã đạt được thành công khi tham gia vào “đường đua” công nghệ số. Tuy nhiên để quá trình chuyển đổi số diễn ra liên tục và có nhiều thành công hơn, doanh nghiệp nên giải quyết các “điểm nghẽn” về nguồn nhân lực và một số vấn đề khác.

phát triển năng lực số

Giải pháp phát triển năng lực số của các doanh nghiệp hiện nay

Về phía Chính phủ, các chính sách thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn lao động đã được đưa ra để đáp ứng các nhu cầu đổi mới của nền kinh tế trong thời gian tới, tuy nhiên việc áp dụng các chính sách vào đời sống sao cho hợp lý và hiệu quả mới là quan trọng.

Về phía doanh nghiệp, cần có những chính sách, chương trình thu hút nhân tài, tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội phát triển ý tưởng sáng tạo, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn. Đồng thời các chính sách đãi ngộ nên được thiết lập một cách công bằng, khách quan, dựa trên cơ sở khuyến khích cách làm mới, nâng cao sự sáng tạo của nhân viên. Theo đó, doanh nghiệp nên chú trọng các yếu tố sau:

1. Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nhà trường: Các doanh nghiệp nên có những chiến lược cụ thể về đào tạo và phát triển nhân lực, đặt ra mục tiêu cụ thể cho các cơ sở đào tạo. Để tạo ra mối liên hệ chặt chẽ này, cần có sự phối hợp giữa các chuyên gia đào tạo, các trường học và doanh nghiệp liên kết. Các doanh nghiệp có thể tham gia trực tiếp vào chương trình đào tạo của trường hoặc trực tiếp đào tạo những kỹ năng cần thiết cho học viên.

2. Các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phát triển: Chiến lược phát triển này cần đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu nhân lực, từ đó phát triển được nguồn nhân lực số trong tương lai.

  • Đối với đào tạo và phát triển cần chú trọng từ khâu đào tạo đến khâu huấn luyện sang đến việc học tập liên tục của người lao động.
  • Chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực số cần đặt trong chiến lược nguồn nhân lực tổng thể của doanh nghiệp: thu hút, đào tạo, phát triển, động viên.
  • Bên cạnh việc đánh giá người lao động thông qua các kỹ năng kỹ thuật, cần chú trọng đến những năng lực khác của người lao động như: giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, đàm phán, thích ứng, quản lý xung đột,…
  • Doanh nghiệp nên liên tục cải tiến và đổi mới các hoạt động quản lý nhằm hoàn thành nhiệm vụ, qua đó khuyến khích áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, tạo môi trường thuận lợi để áp dụng những điều đã học vào công việc.

3. Kỹ năng của nhân lực là rất cần thiết: Do đó doanh nghiệp cần nhanh chóng đào tạo cho tất cả đội ngũ quản lý về kỹ năng này: phỏng vấn, bố trí lao động sao cho phù hợp với từng năng lực, đánh giá kết quả công việc, phát triển người dưới quyền.

4. Có kế hoạch sớm đào tạo các lãnh đạo quản lý cấp cao: Đó là các vấn đề liên quan đến cách quản lý năng lực chiến lược để xây dựng Tầm nhìn, Sứ mệnh, Văn hóa doanh nghiệp và các chiến lược phát triển doanh nghiệp trong tương lai.

5. Đào tạo các nhà quản lý nhân lực các năng lực công nghệ: Về những kiến thức và năng lực trong thời đại 4.0, để hoạt động doanh nghiệp diễn ra hiệu quả nên chú trọng vào quản lý tài năng (talent management) và vốn nhân lực (human capital management).

6. Đào tạo những người làm công tác quản lý: Về cách đào tạo, quản lý, phát triển nhân lực, những năng lực về xác định nhu cầu, đào tạo, cách xây dựng chương trình đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo,…

7. Đào tạo những chuyên gia huấn luyện: cho các doanh nghiệp về mảng năng lực đào tạo, đặc biệt là các phương pháp hiện đại trong khi huấn luyện.

Như vậy, việc thành công hay thất bại, tận dụng được cơ hội hay không trong nền kinh tế số phụ thuộc rất nhiều vào các quyết định mà doanh nghiệp sử dụng để khai thác, đào tạo, phát triển con người, nhất là trong mảng đào tạo nhân lực số. Hy vọng với bài viết trên, các doanh nghiệp sẽ nhận thấy rõ tầm quan trọng của đào tạo nhân lực số và bắt tay thực hiện, xây dựng chiến lược phát triển rõ ràng, phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm:



Comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *