Chat with us, powered by LiveChat

Blog Kiến thức nhân sự

Lời khuyên số 24: Thường xuyên nhắc nhở tầm nhìn cho công ty và đội nhóm

Tổ chức Zenger Folkman hàng đầu thế giới về phát triển năng lực lãnh đạo vừa giới thiệu phần 1 của ebook “New insights to become an Extraordinary Leader”. Phần 2 đề xuất 13 cách giúp người lãnh đạo cải thiện các yếu tố hoặc hành vi quan trọng để tạo ra hiệu quả đột phá và chuyển đổi từ người lãnh đạo tốt lên kiệt xuất.

Thông thường, các lãnh đạo chia sẻ tầm nhìn cho một nhóm người và nghĩ rằng họ đã hiểu rõ điều ấy. Tuy nhiên, thời gian dần trôi và mọi người bắt đầu đặt câu hỏi: “Xem nào, chiến lược của chúng ta là gì nhỉ? Tôi không biết chúng ta đang đi đến đâu.” Bài học dành cho các nhà lãnh đạo là những thông điệp phức tạp cần được nhắc đi nhắc lại. Đặc biệt với những chủ đề tiếp diễn trong khoảng thời gian kéo dài, mọi người sẽ dò xét hành vi của nhà lãnh đạo có đồng nhất với lời nói trước đây không.

Những người đã lập gia đình hoặc những cặp quen nhau lâu hiểu rõ rằng: Bạn không thể chỉ hứa hẹn tình cảm của mình một lần rồi thôi. Sau một thời gian, những gì đang xảy ra có thể khiến người kia nghi ngờ những lời nói đã qua. Thời gian làm mờ đi ý nghĩa và sức mạnh của lời nói, và vì thế bạn cần nhắc lại thông điệp quan trọng.

Hiện tượng này cũng xảy ra tại các tổ chức. Mặc dù các nhà lãnh đạo nói rằng họ coi trọng sự tin cậy và cởi mở, nhưng hãy nhìn xem đồng nghiệp đã bị “nhắc nhở” như thế nào sau khi anh ấy chất vấn cấp trên tại buổi họp hàng quý. Hoặc khi tin đồn lan ra lại trái ngược với những thông điệp được nhắc trước đó. Chính vì vậy, tất cả những thông điệp về tầm nhìn, giá trị, sứ mệnh và chiến lược cần được nhắc lại nhiều lần. Một vài người cho rằng phải đến lần thứ 7, họ mới nhận ra tầm quan trọng của thông điệp. Tùy theo mỗi người và chủ đề muốn truyền tải mà số lần nhắc lại sẽ khác nhau. Tóm lại, bởi vì thông điệp cần được truyền đạt nhiều lần, các bạn hãy nên nhắc lại thường xuyên hơn cho các nhân viên của mình nhé.

Lời khuyên số 1: Quyết định trở thành người lãnh đạo xuất sắc (xem tại đây)

Lời khuyên số 2: Phát triển và bộc lộ phẩm chất cá nhân (xem tại đây)

Lời khuyên số 3: Tham gia các chương trình phát triển bản thân (xem tại đây)

Lời khuyên số 4: Tìm cho mình một huấn luyện viên (coach) (xem tại đây)

Lời khuyên số 5: Xác định thế mạnh của bạn (xem tại đây)

Lời khuyên số 6: Nhận diện điểm yếu của bạn (xem tại đây)

Lời khuyên số 7: Khắc phục điểm yếu chí tử (xem tại đây)

Lời khuyên số 8: Mở rộng phạm vi trách nhiệm công việc của bạn (xem tại đây)

Lời khuyên số 9: Học hỏi từ những hình mẫu lãnh đạo tiêu biểu (Xem tại đây)

Lời khuyên số 10: Học từ sai lầm và những trải nghiệm (xem tại đây)

Lời khuyên số 11: Tìm kiếm cơ hội cho và nhận phản hồi hiệu quả (xem tại đây)

Lời khuyên số 12: Học hỏi từ thực tế công việc (xem tại đây)

Lời khuyên số 13: Nghiên cứu tình trạng thực tếmà tổ chức đang đối mặt (xem lại đây)

Lời khuyên số 14: Học cách suy nghĩ có chiến lược (xem tại đây)

Lời khuyên số 15: Học cách suy nghĩ có chiến lược (xem tại đây)

Lời khuyên số 16: Truyền năng lượng trong mọi tình huống (xem tại đây)

Lời khuyên số 17: Phân bổ thời gian cho việc phát triển con người (xem tại đây)

Lời khuyên số 18: Gắn kết đội ngũ của bạn (xem tại đây)

Lời khuyên số 19: Xây dựng bảng điều khiển kỹ thuật cá nhân để quản lý hiệu quả lãnh đạo (xem tại đây)

Lời khuyên số 20: Lên kế hoạch và triển khai một sáng kiến thay đổi (xem tại đây)

Lời khuyên số 21: Trở thành Chuyên viên huấn luyện nội bộ(xem tại đây)

Lời khuyên số 22: Học hỏi từ người giỏi và bắt chước hành vi của họ(xem tại đây)

Lời khuyên số 23: Làm tình nguyện viên trong cộng đồng(xem tại đây)



Comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *