Vượt qua và thay đổi định kiến
Bản dịch thuộc về Le & Associates
Nguồn: SHRM
©Society for Human Resource Management 2020
Karlina Christensen-Lee là giám đốc nhân sự của Gannett và USA Today Network khu vực phía Tây. Câu chuyện của cô kể về những trải nghiệm khi lần đầu tiên dấn thân vào con đường sự nghiệp nhân sự, và từng bước thay đổi những định kiến mà ông quản lý đặt ra cho HR.
Tóm lược bài chia sẻ:
- Tôi là Karlina Christensen-Lee – Giám đốc nhân sự của Gannett và USA Today Network khu vực phía Tây.
- Nhớ lại thời điểm mới bước chân vào nghề, với tôi, nhân sự là một cái duyên vì tôi chưa từng có ý định đi theo nghề này.
- Nhưng trong lần phỏng vấn cho vị trí operation, vào ngày tôi được phỏng vấn thì có nhân viên trong bộ phận HR nghỉ việc.
- Ngay lập lức, họ gọi cho tôi và hỏi: “Bộ phận HR thì sao? Chúng tôi rất muốn bạn nhận vị trí đó.”
- Và bạn biết đấy, tôi nghĩ mình có gì để mất chứ, mới ra trường, công việc đầu tiên….
- Và rồi khi bước vào nghề, trái tim tôi thực sự mách bảo đây chính là tương lai của mình.
- Vào thời gian đầu, một trong những thử thách lớn nhất tôi có chính là vấn đề định kiến “Tôi quá hiểu rõ bản chất của bạn” từ vị quản lý tôi phải hỗ trợ trong công việc.
- Sau khoảng 2 tuần làm việc, người quản lý đó đã nhìn tôi và bảo: “Thật vui vì được biết cô với tư cách cá nhân”.“Nhưng cô sẽ không bao giờ giúp được gì cho tôi cả. Với tôi, HR là kỳ đà cản mũi, không hề giúp tôi hoàn thành công việc. Thay vào đó, tôi thường phải đối mặt với nhân viên và nhắc nhở họ về quy định mới. Hoặc kiểu lại có trục trặc rồi. Ở ngoài kia, tôi giống như một người đưa tin.”
- Tôi nhớ lúc đó tôi tự nhủ: ồ vâng, nói trước luôn là ông không biết rõ tôi rồi vì tôi khá là cứng đầu. Và chúng ta sẽ tìm cách thay đổi định kiến này.
- Tôi có thể không rành về HR, nhưng tôi biết cách giải quyết vấn đề.
- Và thế là tôi xem đây là “sứ mệnh” của mình trong vài tuần kế tiếp, dành nhiều thời gian hơn với vị quản lý này, và đó là bộ phận cung ứng cho một nhà bán lẻ lớn.
- Khi tôi nhớ về khoảng thời gian ấy, có lẽ tôi đã cùng đi bộ khoảng 25-30 km, vai kề vai, vòng quanh khu nhà kho, mỗi vòng khoảng 2 km, cố gắng để hiểu rốt ráo mấy chuyện này là thế nào, và tại sao ông ta lại cảm thấy HR và nhân viên của tôi là vật cản với ông ấy.
- Và khi tôi đào sâu, bắt đầu hiểu ra vấn đề, ông ta đã kể với tôi:
- “Trời, cái lúc mà nhân viên của cô không nhận đơn nghỉ phép của nhân viên của tôi”
- Mà có lẽ anh ta đã để nó trên bàn tôi.
- Và tôi thì hơi bừa bộn.
- Rồi mấy cô gọi lại và bảo rằng: “vậy thôi, nó sẽ được tính vào bảng lương kế tiếp của họ, các cô quên rằng người này đã đứng máy làm việc 10 tiếng mỗi ngày.”
- Sau 10 tiếng làm việc, làm thế nào anh ta có thể về nhà và nói với gia đình tháng này chắc không đủ tiền trả nợ.
- Hoặc là cả nhà không thể đi chơi cuối tuần như dự tính.
- Bởi vì ông quản lý đã quên làm báo cáo nghỉ phép.”
- Và nó như cú giáng khi tôi biết được những chuyện này, bộ phận HR, bạn biết đấy, chúng tôi thường tuân theo chính sách và các quy định, khi mà thực chất chúng tôi cần phải linh hoạt hơn.
- Ngay khi tôi bắt đầu đào sâu tìm tòi giải pháp thông qua những câu chuyện ông ấy kể, nó đã giúp tôi biết cách để làm việc tốt hơn.
- Cuối cùng thì HR là về con người và cách chúng ta quan tâm tới những người xung quanh giúp chúng ta gắn kết với nhân viên để đạt được kết quả mình cần, và để chúng ta kinh doanh thành công.
- Khi tôi nghĩ về những kilomet đã đi như thế, mỗi vòng dài gần 2 km, tôi nghĩ về điều mình đã học được:
- Chúng ta có những quy tắc như một kim chỉ nam nhưng không có nghĩa chúng ta phải tuân thủ cứng nhắc. Quan trọng là, cách chúng ta xoay chuyển và tìm ra hướng giải quyết cho phép ta có được những nhân viên gắn bó nhất.
- Và khi người quản lý đó nghỉ việc 5 năm sau, tôi có nhớ ông ấy đã đến gặp tôi và nói: “Cô đã không còn là vật cản với tôi. Điều khiến tôi cảm kích nhất là cô đã dành thời gian tìm giải pháp để thực hiện vai trò, trách nhiệm của HR, để chúng tôi có thể hoàn thành công việc của mình và không còn là chướng ngại nữa”